Cấu trúc Quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ như yếu tố chỉ thị sinh học biến đổi khí hậu theo đai cao trên mặt biển
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/939Sáu đợt nghiên cứu thực địa lấy mẫu Oribatida tại Vườn Quốc gia (VQG)
Xuân Sơn
được thực hiện từ 2005-2008. Mẫu đã được lấy từ 5 loại sinh cảnh như
sau: rừng tự nhiên (RTN: theo 1 tuyến dọc từ chân núi lên đỉnh núi với 3
khoảng đai cao phân biệt (300-600m, 600-1000m và 1000-1600m)), rừng
nhân tác (RNT), trảng cỏ cây bụi (TCCB), vườn quanh nhà (VQN) và đất
canh tác (ĐCT). Đã xác định thấy sự liên quan rõ rệt của các chỉ số định
lượng trong cấu trúc quần xã Oribatida về số lượng loài, mật độ trung
bình (MĐTB), chỉ số đa dạng loài H’, chỉ số đồng đều J’; các chỉ số thể
hiện với mức độ ảnh hưởng của đai độ cao và hoạt động nhân tác lên hệ
sinh thái
đất rừng ở VQG Xuân Sơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét